Với sự phát triển của công nghệ trong thời kỳ cách mạng 4.0, hẳn là con người chúng ta luôn muốn tối ưu mọi hoạt động liên quan đến kỹ thuật, máy móc. Có một công cụ trợ lý ảo giúp ích cho việc tự động hóa các công việc hàng ngày của con người được chuyên gia khuyên dùng. Đó chính là IFTTT. Với 18 triệu người dùng chạy hơn một tỷ Applet mỗi tháng, IFTTT xứng đáng trở thành một trong những dịch vụ trung gian phổ biến nhất hiện nay. Tuy nhiên, một số chuyên gia vẫn cho rằng IFTTT vẫn còn nhiều chỗ để cải thiện. Trong bài viết này, hãy cùng T-HOME đi tìm hiểu định nghĩa IFTTT là gì và 1001 những điều bạn cần biết xoay quanh công cụ hấp dẫn và tuyệt vời này nhé!
IFTTT là từ viết tắt của “If This, Then That” (Tạm dịch: Nếu như thế này thì sẽ như thế kia) là một dịch vụ web trung gian đứng giữa hai dịch vụ để thực hiện tác vụ khi có điều kiện xảy ra. Trong đó, If This (nếu việc này xảy ra) sẽ dẫn đến Then That (thì làm việc kia), đây được xem là nguyên lý hoạt động của câu lệnh. Tức khi có bất kỳ 1 sự thay đổi nào trên ứng dụng này, thì thông qua IFTTT ứng dụng kia cũng sẽ hoạt động và thay đổi tương tự.
Ngoài ra, IFTTT còn cho phép người dùng lập trình phản hồi cho các sự kiện trên thế giới. IFTTT có quan hệ đối tác với các nhà cung cấp dịch vụ khác nhau cung cấp thông báo sự kiện cho IFTTT và thực thi các lệnh triển khai các phản hồi.
Linden Tibbets, Giám đốc điều hành IFTTT đã lấy tên cho dịch vụ này từ một câu lệnh lập trình có điều kiện là “if this, then that”. Ý tưởng của Linden chính là cung cấp một nền tảng phần mềm kết nối các ứng dụng, thiết bị và dịch vụ từ các nhà phát triển khác nhau để kích hoạt một hoặc nhiều quá trình tự động hóa liên quan đến các ứng dụng, thiết bị và dịch vụ đó. Hiện tại, có 90 triệu kết nối Applet (công thức IFTTT Recipes) được kích hoạt, theo IFTTT.
Bạn chắc chắn đã nghe nói về thuật ngữ phần mềm dạng dịch vụ (SsaS). Đối với những người am hiểu sâu về CNTT (công nghệ thông tin), họ còn biết tới nhiều danh pháp khác như IaaS (cơ sở hạ tầng như là một dịch vụ) và PaaS (nền tảng là một dịch vụ). Nhưng đây là một danh pháp "*saS" khác mà bạn có thể chưa từng nghe tới - EaaS (mọi thứ như một dịch vụ). Đó cũng chính là những gì mà IFTTT cung cấp.
Xem thêm Zigbee là gì, vì sao nhà thông minh sử dụng công nghệ này?
Tibbets và Jesse Tane đã đồng sáng lập IFTTT vào năm 2010 và chính thức ra mắt dịch vụ này vào năm 2011. Công ty có trụ sở tại San Francisco. Vào thời điểm đó, IFTTT đã huy động được 63 triệu USD vốn đầu tư mạo hiểm từ các nhà đầu tư như Andreesen Horowitz. Sau đó, dự án này của công ty đã nhận thêm được 24 triệu USD từ IBM, Chamberlain Group và Fenox Venture Capital.
Quá trình tự động hóa được thực hiện thông qua các công thức IFTTT Recipes hay còn gọi là Applet. Bạn có thể bật hoặc tắt một Applet bằng cách sử dụng trang web của IFTTT hoặc các ứng dụng dành cho thiết bị di động. Bạn cũng có thể tạo các Applet của riêng mình hoặc cải tiến các Applet hiện có mà không gặp quá nhiều khó khăn. IFTTT đã đăng một video trên YouTube giải thích chi tiết hơn cách các Applet được tạo ra.
Thông thường, các nhà phát triển sẽ tạo ra các Applet riêng và cộng đồng sẽ phát triển nó ra các phiên bản khác nhau. Việc hỗ trợ cho Javascript giúp cho các đối tác của IFTTT tạo ra nhiều Applet mạnh mẽ hơn rất nhiều so với năm ngoái. Những chức năng này không thể thực hiện được với các công thức đơn giản nhưng có thể thực hiện được với các Applet.
“Đối với người dùng, việc tạo ra một Applet dễ dàng hơn trong khi các nhà phát triển lại lại cảm thấy chúng mạnh hơn nhiều", Tibbets nói.
Xem thêm: Chromecast là gì? 5 điều bạn cần biết trước khi mua Chromecast
IFTTT rất dễ sử dụng. Bạn chỉ tải xuống ứng dụng dành cho thiết bị di động và tạo một tài khoản miễn phí để có thể thiết lập cũng như chạy các ứng dụng tự động trong vài phút.
Có một loạt các ứng dụng tương thích có sẵn, vì vậy IFTTT cung cấp một cách hữu ích các đề xuất tự động hóa để người dùng mới trải nghiệm. Bạn có thể chọn các Applet cho các nền tảng khác nhau như iOS, Android, trợ lý giọng nói, dịch vụ tin tức, thời tiết hay nhà thông minh,... Bạn cũng có thể tự tìm kiếm các Applet riêng lẻ hoặc duyệt theo danh mục như xe hơi, sức khỏe, thể dục...
Trong phần My Applets của ứng dụng di động, bạn có thể dễ dàng quản lý những Applet hiện đang được sử dụng. Ngoài ra, bạn hoàn toàn có khả năng tự tạo các Applet cá nhân bằng cách kết hợp các dịch vụ và thông số khác nhau.
Ý tưởng tạo ra IFTTT xuất phát từ niềm tin rằng: "Trong tương lai, mọi thứ sẽ là một dịch vụ", Tibbets nói. "Bạn sẽ thấy mọi thương hiệu, mọi tổ chức, mọi đối tượng vật chất đều được kết nối với internet hoặc bị theo dõi bởi IoT".
Mục đích của IFTTT là kết nối các dịch vụ và hệ thống khác nhau đó. “Chúng tôi giúp tất cả các sản phẩm và dịch vụ hoạt động tốt cùng nhau để mang lại cuộc sống tốt đẹp hơn cho toàn bộ mọi người", Tibbets nhấn mạnh.
Chúng ta có thể tóm gọn lại một số lợi ích của IFTTT như sau:
Tính năng theo dõi bài viết của đối thủ
Người dùng có thể tạo ra mẫu email thông báo khi đối thủ ra bài đăng mới nhờ tính năng RSS. Trong trường hợp đối thủ cạnh tranh không sử dụng RSS thì dịch vụ Fivefilters sẽ giúp bạn. Bước đầu tiên là bạn nhập RSS của đối thủ vào “If this”. Sau đó bạn điền email của mình vào “Then That”.
Tính năng nghiên cứu email của đối thủ
Chúng ta hoàn toàn có thể lưu trữ email quảng cáo, email chăm sóc khách hàng của đối thủ trong Evernote. Từ đó, mỗi khi lên kế hoạch hoặc làm bản nghiên cứu thì chúng ta có thể dựa vào đây để hoàn thiện. Bước 1 là hãy chọn email trong “If this”, sau đó chọn đối thủ cạnh tranh trong mục “New email from”. Tiếp đến là bước chọn Evernote trong “Then That” và hoàn thành.
Tính năng share bài viết từ WordPress lên mạng xã hội
Từ Applet, bạn có quyền liên kết trang web của mình với bất cứ nền tảng MXH nào. Như thế sau khi bài viết của bạn được đăng trên WordPress thì IFTTT sẽ đăng tiếp bài viết ấy trên MXH. Một số MXH mà các Marketers hay dùng đó là Facebook, Twitter, Pinterest, LinkedIn,… Người dùng hoàn toàn yên tâm bởi các bài đăng sẽ tự động post lên.
Ngoài 3 tính năng kể trên, có có vài tính năng hấp dẫn khác của IFTTT mà cách làm đơn giản cùng công thức dễ hiểu như tính năng theo dõi trang YouTube của đối thủ, share bài viết từ Facebook sang các trang mạng xã hội khác…
Hy vọng qua bài viết bổ ích mà T-HOME chia sẽ ở trên thì các bạn sẽ phần nào hiểu được IFTTT là gì, những tính năng chính của IFTTT là gì đồng thời biết thêm cách dùng IFTTT như thế nào. Chắc chắn công cụ này sẽ ngày càng được thiết lập mạnh mẽ để giúp tối ưu trải nghiệm người dùng hơn. Hãy tải ngay IFTTT về máy và khám phá những điều tuyệt vời nhé!
Tham khảo thêm: 7 cách công nghệ 5G sẽ thay đổi thế giới