Giao thức Matter là gì?
Matter là tiêu chuẩn nhà thông minh do CSA (Connectivity Standards Alliance) thành lập, là một giao thức mạng chung, hay hiểu đơn giản là một “ngôn ngữ giao tiếp” chung giữa các nền tảng, cho phép các thiết bị đơn lẻ hoạt động cùng nhau trong một hệ thống nhà thông minh tuỳ chọn (Apple HomeKit, Google Home, Amazon Alexa, Samsung SmartThings,…).
Thay vì phải sử dụng tất cả các thiết bị trong một hệ sinh thái nhất định, giờ đây người dùng có thể sử dụng sản phẩm của bất kỳ hãng nào miễn là nó có hỗ trợ Matter. Các “ông lớn” như: Apple, Amazon, Google, Samsung, Philips Hue,… đã bắt đầu triển khai giao thức Matter trên các thiết bị. Matter sẽ sử dụng kết nối Thread hoặc Wi-Fi để liên lạc giữa các thiết bị nhà thông minh và trung tâm.
Xem thêm: Giao thức CoSS là gì?
Lợi ích của Matter
- Thay vì phải sử dụng tất cả các thiết bị trong một hệ sinh thái nhất định, giờ đây người dùng có thể sử dụng sản phẩm của bất kỳ hãng nào miễn là nó có hỗ trợ Matter. Giao thức này cung cấp và hỗ trợ trên nhiều kênh kết nối khác nhau như: Stream, Bluetooth, Wifi, Internet… Vì vậy, người dùng có thể điều khiển ngay cả khi thiết bị đó không được kết nối với Internet.
- Đơn giản hoá trải nghiệm người dùng trong quá trình cài đặt, bảo mật….
- Người dùng sẽ được lợi rất nhiều khi Matter ra đời, giúp bạn có thêm nhiều lựa chọn, tăng trải nghiệm với nhiều dòng sản phẩm hơn. Không chỉ vậy, Matter cũng đem tới những lợi ích không nhỏ cho các nhà sản xuất. Nhờ giao thức này, các nhà sản xuất không còn cần suy tính tới việc làm sao cho thiết bị có thể hoạt động tương thích với các nền tảng khác nhau nữa, từ đó có thể tập trung tốt hơn vào việc cải tiến chất lượng thực sự của các sản phẩm.
- Quá trình điều khiển các thiết bị được thực hiện cục bộ trên hệ thống mạng gia đình thay vì thông qua mạng internet nên tương tác diễn ra nhanh chóng hơn và nó vẫn có thể hoạt động bình thường khi mạng internet gặp trục trặc
- Cho phép bạn điều khiển thiết bị đồng thời từ nhiều hệ thống nhà thông minh khác nhau thông qua tính năng Multi-Admin.
- Giảm thiểu chi phí nhờ vào kỹ thuật, quá trình sản xuất hiệu quả hơn và hơn nữa là không cần hỗ trợ nhiều chương trình “Works with…” khác nhau
Xem thêm: Home Assistant là gì?
Kết nối Thread
Thread là giao thức mạng không dây dạng lưới (mesh), mạng Thread tạo sự tiện lợi, ổn định, cho phép các thiết bị trong ngôi nhà thông minh kết nối với nhau theo dạng mạng lưới, không phụ thuộc vào các thiết bị trung gian, giúp nâng cao trải nghiệm và tránh các trường hợp bị gián đoạn.
Kết nối Thread gồm 3 loại thiết bị cơ bản như sau:
- Thread Border Router (thiết bị kết nối trung tâm): Thiết bị này là phần quan trọng nhất trong mạng lưới để kết nối mạng WiFi với Thread. Thông qua Border Router người dùng có thể điều khiển các thiết bị con từ xa.
- Thread Device Acting as Border Router (thiết bị trung tâm bổ sung): Thiết bị này giúp mạng lưới được mở rộng một cách bền vững và liền mạch.
- Thread End Devices (thiết bị đầu cuối, thiết bị con): Các thiết bị thực hiện nhiệm vụ cụ thể như bóng đèn, công tắc, ổ cắm, quạt điện,…
Xem thêm: IFTTT là gì?
Các tính năng nổi bật của kết nối Thread:
- Điều khiển tức thì: Thread “siêu” nhanh, khả năng phản hồi tức thời giúp loại bỏ những khoảng trễ khiến hệ thống bị “treo”.
- Hoạt động hiệu quả: Giao tiếp và kết nối với nhau để tạo ra một mạng lưới trực tiếp (mạng ngang hàng)
- Tính đơn giản: Quá trình cài đặt, khởi động và vận hành rất đơn giản, giúp tiết kiệm được thời gian.
- Không cần trung tâm điều khiển: Đối với Thread, người dùng sẽ chỉ cần những đầu mối có sẵn như Apple HomePod Mini, Google Nest Hub,… Điều này khác so với những tiêu chuẩn mạng phổ biến hiện tại dành cho nhà thông minh là hệ thống cần ít nhất một thiết bị trung tâm trong hầu hết mọi hoạt động.
- Bảo mật: Thread có độ bảo mật và an toàn cao nên người dùng có thể yên tâm sử dụng mà không phải lo lắng về sự chen ngang, xâm nhập.
- Phạm vi phủ sóng lớn, tập hợp nhiều thiết bị: Thread có phạm vi phủ sóng khu vực rộng lớn, không cần thêm bộ lặp để phát lại tín hiệu không dây đến các thiết bị ở xa, và cũng tập hợp được nhiều thiết bị cùng hoạt động mà không nghẽn mạng.
- Công suất thấp: Các thiết bị trong Thread có thể ở chế độ nghỉ và hoạt động bằng pin trong nhiều năm.
- Khả năng mở rộng: Giao kết nối này có thể mở rộng quy mô với hàng trăm thiết bị.
- Giao thức Matter và kết nối Thread là tương lai của hệ sinh thái nhà thông minh. Điều này cho thấy một sự phát triển lớn hơn về các thiết bị nhà thông minh trong tương lai. Người dùng sẽ có nhiều sự lựa chọn hơn cho việc sử dụng một căn nhà thông minh hoàn hảo.
Matter hỗ trợ các thiết bị nào?
Ver 1.0 của Matter sẽ hỗ trợ một số thiết bị cơ bản và phổ biến trong nhà thông minh như:
Các phòng thử nghiệm cũng đang được mở để chứng nhận liệu một sản phẩm có đạt tiêu chuẩn Matter không. Dựa vào đó, các công ty có thể phát hành và cập nhật thiết bị của mình để hỗ trợ giao thức mới.
Hiện tại, người dùng đã có thể mong chờ được sử dụng Matter với hệ thiết bị Google, Philips Hue và WiZ. Khi Google đã đưa ra thông báo chính thức trên Blog cho việc tích hợp Matter vào thiết bị Nest của mình. Và Philips Hue và WiZ cũng đang có động thái tương tự.
Philips Hue hiện đã phát hành phiên bản phầm mềm Beta tương thích Matter dành cho các nhà phát triển. Bạn chỉ cần nâng cấp phần mềm với Philips Hue Bridge và nó sẽ tự động cập nhật với các thiết bị đèn sẵn có.
Xem thêm: Bóng đèn thông minh là gì?
Các thương hiệu có hỗ trợ Matter
Tính đến nay, đã có hơn 280 công ty là thành viên của CSA, bao gồm những tên tuổi lớn như Apple, Amazon, Google, Philips Hue,…
Các thương hiệu đều đang tung ra nhiều bản cập nhật phần mềm để sẵn sàng cho giao thức mới. Tuy vậy Matter vẫn đang trong giai đoạn thử nghiệm, do đó quá trình vận hành vẫn sẽ còn xảy ra nhiều lỗi và sẽ liên tục được các nhà phát triển chỉnh sửa, hoàn thiện.